Tiêu chí đánh giá nhân viên là điều bất cứ một doanh nghiệp hay nhà quản lý nào cũng cần. Muốn biết nhân viên có làm việc hiệu quả hay không.
Đánh giá nhân viên là việc làm không thể thiếu của bất kì nhà quản lý hay doanh nghiệp nào, là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý nhân viên. Tại sao lại nói như vậy? Theo thống kê về quản trị hiệu suất cho thấy 84% công ty không tận dụng hết tiềm năng nguồn nhân lực và 67% nhân viên hiệu suất cao không gắn bó với công ty thiếu hệ thông đánh giá tốt. Do đó, việc đánh giá năng lực nhân viên có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất.
Nếu bạn là một nhân viên đang xem bài viết này, bạn có thể tự lên kế hoạch rèn luyện bản thân để được đánh giá cao. Nếu bạn là một người quản lý, bài viết sẽ cung cấp thông tin giúp bạn xây dựng cho mình những tiêu chế đánh giá riêng cho nhân viên của mình.
Thái độ làm việc của nhân viên
+ Tính trung thực: tính trung thực là một yếu tố quan trọng để đánh giá một nhân viên. Những người này biết phân biệt được đúng sai trong công việc, họ sẽ được cấp trên, đồng nghiệp tin tưởng để giao cho các công việc lớn. Đây là những người có khả năng cống hiến lâu dài cho công ty.
+ Nhiệt tình: là sự tịnh tụy, hăng say, làm việc không sợ gian khổ, khó khăn. Nhiệt tình còn là sự giúp đỡ đồng nghiệp, mọi người xung quanh. Nhiệt tình là khả năng hoàn thành tốt công việc trong thời gian sớm nhất, tạo không khí khẩn trương, chuyên nghiệp.
+ Sự tôn trọng:
Sự tôn trọng luôn được đánh giá cao với sự thể hiện với đồng nghiệp, cấp trên thông qua các biểu hiện:
- Thái độ lịch sự, chân thành, tiếp xúc cởi mở.
- Tạo điều kiện để đồng nghiệp, khách hàng bày tỏ quan điểm của mình.
- Lắng nghe, tiếp thu sáng kiến của khách hàng, đồng nghiệp.
- Tránh ngắt lời, xúc phạm tới người xung quanh.
+ Chuyên cần, đúng giờ: Để bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng, với phong cách làm việc chuyên nghiệp bạn cần chuẩn bị, sắp xếp, lên kế hoạch cho những việc phải làm. Và đó là lý do bạn cần đi làm đúng giờ hoặc sớm hơn. Việc đúng giờ là một yếu tố không thể thiếu trong việc đánh giá nhân viên.
+ Ý chí cầu tiến: là sự khát khao hoàn thành tốt công việc trong thời gần và đặt ra vươn tới mục tiêu đích đến cũng với công việc đó trong tương lai.
+ Cẩn trọng: là yếu tố đánh giá người nhân viên có phải là một người tỉ mỉ, chăm chút cho công việc hay không. Điều này đánh giá việc ít xảy ra ra lỗi trong công việc của nhân viên. Bạn nên chú ý tới việc chăm chút từng chi tiết nhỏ, từ đó công việc cuae bạn chỉnh chu hơn.
2. Năng lực làm việc
+ Mức độ làm việc: dựa trên công việc và thời gian hoàn thành công việc. Người quản lý có thể đánh giá được hiệu suất của nhân viên đó qua việc xây dựng KPI mà họ đặt ra.
+ Phát triển công việc: Dựa vào các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của nhân viên để biết được mức độ gắn bó với công ty. Người quản lý dựa trên cơ sở này để biết được định hướng phát triển nghề nghiệp của người đó trong tương lai để giúp đỡ, đào tạo, đưa ra chiến lược phát triển cho nhân viên để họ đạt được mục đích cao nhất. Sự phát triển của nhân viên cũng là sự phát triển của doanh nghiệp, vì thế việc chú trọng đến việc phát triển công việc của nhân viên là việc không nên bỏ qua.
+ Mức độ hoàn thành công việc: là tín hiệu để người quản lý đánh giá chuẩn nhất năng lực làm việc của nhân viên. Từ đó đưa ra kế hoạch đào tạo, nâng cao kỹ năng trong công việc.
Bạn đang xem bài viết: Tiêu chí đánh giá nhân viên hiệu quả nhất.